Cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng dưới đây chính là bí kíp cứu cánh cho những ngày tiết trời âm u, món dưa kiệu ngày Tết vẫn giòn, ngon, trắng phau, hấp dẫn như thường.Mục lục
Bạn đang đọc: Cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng vẫn trắng phau, giòn ngon khó cưỡng
- Nguyên liệu
- Cách làm dưa kiệu
- Sơ chế củ kiệu
- Sấy củ kiệu
- Muối củ kiệu
- Trình bày
Sắp đến Tết rồi, bạn đã chuẩn bị gì chưa? Hãy bắt đầu bằng việc muối dưa kiệu đi nhé, vì dưa kiệu muối càng lâu ăn sẽ càng ngon. Vì lý do thời tiết một số vùng không có nắng to, thậm chí Sài Gòn mùa cuối năm vẫn còn bị vài cơn mưa ghé thăm bất chợt, khiến bạn lo lắng không biết làm sao để có một hũ dưa kiệu cho ngày xuân tròn vị. Vậy thì cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng sẽ giúp bạn vẫn có món dưa kiệu giòn ngon, giữ trọn vẹn hương vị đặc trưng của món củ kiệu thông thường mặc cho mưa gió bão bùng ngoài ngõ.
1. Nguyên liệu
- Củ kiệu: 1 kg
- Giấm: 300ml
- Muối hột: 1 muỗng canh
- Đường: 350gr
2. Cách làm dưa kiệu
2.1 Sơ chế củ kiệu
- Pha một thau nước muối loãng, củ kiệu rửa sạch bùn đất rồi cho vào nước muối ngâm 12 tiếng, cách làm này sẽ giúp dưa kiệu không bị hăng và lâu hư hơn.
- Sau khi ngâm xong, bạn rửa củ kiệu thật sạch với nước lạnh nhiều lần rồi cắt bỏ rễ, chừa đuôi củ kiệu dài khoảng 3cm.
- Bạn lưu ý đừng cắt rễ củ kiệu quá sâu sẽ làm nước ngấm vào trong mất đi độ giòn ngon vốn có của củ kiệu.
2.2 Sấy củ kiệu
- Bật lò nướng 10 phút với nhiệt độ 100 độ C trước khi cho củ kiệu vào.
- Khi lò nướng đạt độ nóng, bạn xếp củ kiệu vào khay, vặn lò nướng ở mức nhiệt độ thấp nhất, đừng đóng kín cửa lò mà để hở một chút để thoát hơi nước bạn nhé.
- Nếu không có lò nướng và ngoài trời không có nắng, bạn cũng có thể trải củ kiệu ra mâm và phơi trong nhà khoảng 7-8 tiếng dưới ánh đèn cho củ kiệu khô ráo, hơi héo là được.
2.3 Muối củ kiệu
Tìm hiểu thêm: 3 cách làm khoai lang chiên giòn ăn vặt thật bắt miệng
- Cho giấm vào tô, sau đó bạn nhúng củ kiệu qua giấm để quá trình lên men diễn ra nhanh hơn rồi để ráo nước.
- Rửa sạch hũ đựng củ kiệu, tốt nhất bạn nên chọn hũ thủy tinh và trụng qua nước sôi để sát khuẩn sau đó đem phơi hoặc sấy cho thật khô ráo.
- Tiến hành xếp củ kiệu vào hũ theo thứ tự 1 lớp củ kiệu, 1 lớp đường
- Đậy kín nắp và để hũ kiệu ở nơi khô ráo thoáng mát
- Sau 1-2 ngày đường sẽ tan hết và 2 tuần sau dưa kiệu sẽ bắt đầu lên men, kiệu có vị chua ngọt hài hòa vừa phải là đã ăn được rồi đấy.
3. Trình bày
>>>>>Xem thêm: Cách nấu nước sâm bí đao thanh mát, giải độc, hạ nhiệt
Dưa kiệu đã lên men sẽ có vị chua chua, ngọt ngọt ăn cùng bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu ngày Tết là hết sẩy! Chúc bạn thành công với cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng và có một cái Tết ấm áp trọn vẹn bên gia đình nhé!
Nguồn: Nauankhongkho.vn