Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Người xưa quan niệm rằng, hạn Tam tai là một trong những vận hạn mang tới nhiều rắc rối nhất cho gia chủ. Vì vậy cứ dịp đầu năm, tuổi nào hạn Tam tai thường hóa giải vận hạn bằng cách cúng Tam tai.

Bạn đang đọc: Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Vậy nghi thức cúng Tam tai như thế nào là đúng? Năm 2023 này tuổi nào cần phải cúng Tam tai? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Người xưa quan niệm rằng năm Tam tai là năm không tốt nên phải cúng để hóa giải

Hiểu một cách đơn giản, Tam là ba, Tai là tai họa, vậy Tam Tai tức là 3 năm liên tiếp xảy ra tai họa đối với một người. Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những năm hạn tam tai, đây là quy luật không thể tránh khỏi.

Người gặp hạn Tam Tai thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, rắc rối trong cuộc sống. Trong 3 năm Tam tai thì năm giữa hạn nặng nề nhất, năm cuối được giảm nhẹ.

Mặc dù gặp phải nhiều thử thách hơn nhưng không thể phủ nhận rằng chính những khó khăn sẽ mang tới cho chúng ta những bài học, kinh nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì vậy, nếu gặp hạn Tam Tai thì quý bạn cũng đừng quá hoang mang, lo lắng. Chỉ cần bản mệnh thận trọng hơn, giữ vững tinh thần là được.

Một cách khác được người xưa áp dụng đó là dâng sao giải hạn. Việc cúng Tam tai không bắt buộc với mỗi người, tùy tâm của gia chủ mà có thể thực hiện lễ cúng hoặc không. Nếu như quý bạn cảm thấy vẫn còn lo lắng về vận hạn thì nên thành tâm dâng sao giải hạn.

 Năm 2023 con giáp nào bị hạn tam tai?

Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Năm Qúy Mão 2023 theo tính toán thì 3 con giáp Thân – Tý – Thìn sẽ phạm phải Tam Tai

Năm 2023 là năm Quý Mão, các tuổi thuộc con giáp Thân – Tý – Thìn sẽ phạm phải Tam Tai. Cụ thể là những người có năm sinh sau:

  • Tuổi Thân: Giáp Thân 1956, Mậu Thân 1968, Canh Thân 1980, Nhâm Thân 1992, Giáp Thân 2004
  • Tuổi Tý: Canh Tý 1960, Nhâm Tý 1972, Giáp Tý 1984, Bính Tý 1996, Mậu Tý 2008
  • Tuổi Thìn: Nhâm Thìn 1952, Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.

Cách cúng Tam tai năm 2023 ngày nào đẹp?

Để thực hiện lễ cúng Tam tai, gia chủ có thể xem ngày lành tháng tốt. Điều này thể hiện tấm lòng thành kính và sự chuẩn bị tốt của gia chủ đối với thần linh.

Trong năm 2023 này, các tuổi phạm Tam tai Thân, Tý, Thìn nên tiến hành cúng giải hạn vào ngày 14 Âm lịch, chọn một trong các tháng đầu năm.

Khi thực hiện lễ cúng thì đặt bài vị về hướng Đông, lạy ông Thiên Hình. Thời gian đẹp nhất là 18-19h trước sân nhà mình.

Hướng dẫn chi tiết cách cúng Tam tai

Thực hiện lễ cúng Tam tai cần phải đúng nghi thức và thành tâm, như vậy gia chủ sẽ được bề trên chứng giám, từ đó vận hạn suy giảm, gặp nguy hóa an.

Đồ lễ vật cúng tam tai

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 8 vị trí nốt ruồi giúp bạn gặp được quý nhân phù trợ

Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

Gìa chủ có thể tham khảo những lễ vật dưới đây để chuẩn bị một cách chu toàn nhất

Chuẩn bị lễ vật cúng Tam tai vô cùng quan trọng. Lễ vật sẽ bao gồm:

– Bài vị cúng Tam Tai năm Quý Mão 2023. Dành cho những ai chưa biết thì bài vị này được in trên giấy đỏ, dán vào một chiếc que, đặt trên mâm lễ đối diện với người thực hiện lễ cúng.

– Vật liên quan tới thân chủ, có thể là sợi tóc, móng tay,.. gói vào một túi nhỏ bên trong có vài đồng tiền lẻ.

– Đối với người Nam Bộ thì có thể chuẩn bị 1 bộ tam sên gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc. Còn đối với người khu vực miền khác thì chuẩn bị các món ăn mặn, ăn chay đều được.

– 3 nén nhang.

– 3 ly rượu.

– 3 cây đèn cầy hoặc nến.

– 3 điếu thuốc.

– 3 miếng trầu cau.

– 3 xấp tiền vàng mã.

– 1 đĩa trái cây tươi.

– 1 bình hoa tươi.

– 1 đĩa muối.

– 1 cốc gạo (để có thể cắm bài vị cúng tam tai).

– 2 bộ đồ thế hình nhân (nam hoặc nữ).

Cách sắp xếp bàn cúng Tam Tai

Hạn Tam tai là gì? Tại sao nên cúng tam tai?

>>>>>Xem thêm: Nhà bị đường đâm thẳng vào có sao không và cách hóa giải

Gợi ý cho gia chủ cách sắp xếp bàn cúng Tam tai hợp phong thủy

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật thì gia chủ nên chú ý tới cách sắp xếp bàn cúng Tam tai.

Trước tiên gia chủ chuẩn bị 1 chiếc bàn sạch sẽ, không nên chọn chiếc bàn quá cao. Sau đó sắp xếp các lễ vật lên trên theo thứ tự:

  • Bình hoa tươi để bên phải
  • Đĩa trái cây để bên trái
  • Để rượu chính giữa bàn
  • Để nến ở góc bàn bên phải
  • Bài vị cắm vào cốc gạo, mặt có chữ phải quay về hướng người cúng.
  • Bộ tam sên, hoặc các món ngon đặt ở giữa.
  • Để trầu cau, vàng mã, thuốc vào một đĩa đặt vào vị trí còn trống.
  • Gói tóc, tiền lẻ để vào vị trí còn trống.

Khi chuẩn bị xong bàn cúng Tam tai, gia chủ sửa soạn quần áo chỉnh tề, đợi đến giờ lành để làm lễ cúng giải hạn.

Bài văn khấn cúng tam tai

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô hữu thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng thượng đế!

Kính thỉnh: Mông Long Đại Tướng Thiên Hình Tam Tai, Mộc Ách Thần Quang”

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Họ tên con là…

Hiện nay đang cư ngụ tại…

Hôm nay con sắm sửa biện hương lễ vật, hương hoa dâng lên giải hạn tam tai. Kính thỉnh Mông Long Đại Tướng Thiên Hình Tam Tai, Mộc Ách Thần Quang giá đáo đàn tràng, chứng minh thọ hưởng. Cầu xin cho con được tai qua nạn khỏi, nguyên niên Phước Thọ. Xuân đa kiết khánh, Hạ bảo bình an, Thu tống tam tai, Đông nghinh bá phước!

Thượng hưởng!”

******

Sau khi đọc xong văn khấn thì vái 3 lần, 12 lạy (tượng trưng cho lời cầu nguyện 12 tháng bình yên). Gia chủ đợi nhang tàn thì đem gói tóc ra ngã ba đường bỏ, không ngoái mặt lại xem. Hoặc quý bạn có thể đốt gói đó với 3 xấp tiền vàng.

Gạo, muối mang ra đường để rắc. Còn các lễ vật khác như đồ ăn, đồ uống thì mang về nhà để hưởng lộc.

Như vậy bài viết này đã luận giải chi tiết về nghi lễ cúng giải hạn Tam Tai. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *