Bánh đúc là loại bánh đặc biệt bởi vừa có bánh mặn vừa có bánh ngọt. Vị ngon đặc trưng khiến nó trở thành món khoái khẩu của nhiều người.
Bạn đang đọc: 2 cách làm bánh đúc ‘bao’ ngon ngay tại nhà
Hãy tự làm bánh đúc ngay tại nhà với những bước đơn giản, đảm bảo hương vị thơm ngon, hợp vệ sinh và là một bữa sáng giàu dinh dưỡng. Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Giới thiệu về món bánh đúc
Bánh đúc được xem như là món ăn của tuổi thơ, là ký ức không thể quên của nhiều thế hệ người Việt Nam. Bánh đúc ngọt hay bánh đúc lá dứa là một món ăn đặc sản của ẩm thực Nam Bộ với vị béo ngậy của nước cốt dừa hòa quyện cùng mùi lá dứa thơm lừng, mè rang beo béo, cắn vào dai mềm sẽ khiến người ăn nhớ mãi. Bên cạnh đó, bánh đúc mặn là sự hòa quyện giữa nhân tôm thịt ngon ngọt cùng với vị thơm béo của nước cốt dừa, dùng cùng nước chấm chua cay sẽ mang đến hương vị bình dị mà dân dã.
Cách làm bánh đúc lá dứa ngon
Nguyên liệu
- 150gr bột gạo
- 150gr bột năng
- 1 bó lá dứa
- Muối, dầu ăn, đường trắng
- 2 lạng đường thốt nốt hoặc đường nâu
- Mè rang
- 1 chén nước cốt dừa
- Vài lát gừng đập dập
Bánh đúc lá dứa màu xanh bắt mắt (Nguồn: Internet)
Cách làm
Bước 1: Làm nước cốt lá dứa
- Lá dứa rửa sạch, cắt khúc nhỏ, đem đi xay nhuyễn cùng 200ml nước rồi lọc bã, lấy khoảng 250ml nước cốt.
- Pha nước cốt lá dứa với 450ml nước cốt dừa, 120 gram đường trắng, nửa muỗng muối, khuấy đều cho tan.
Nước lá dứa (nguồn: Internet)
Bước 2: Nhào bột
- Rây bột gạo và bột năng cho vào nồi, đổ hỗn hợp nước cốt lá dứa đã chuẩn bị vào khuấy đều cho hỗn hợp bột bánh đúc lá dứa được hòa quyện.
- Để bột nghỉ trong khoảng 20 – 30 phút.
Nhào bột với nước cốt lá dứa (Nguồn: Internet)
Bước 3: Đúc bánh
- Lấy khuôn làm bánh ra, quét lớp dầu ăn mỏng vào mặt khuôn.
- Bắc nồi bột làm bánh đúc lên bếp với lửa vừa, vừa nấu vừa quậy cho đến khi bột mịn, chín tới, trở nên quánh dẻo và còn nóng thì nhanh tay ép bột vào khuôn, đợi bột nguội.
Chuẩn bị bột trước khi hấp (Nguồn: Internet)
- Đun sôi xửng hấp, cho khuôn bột bánh đúc lá dứa vào hấp cách thủy đến khi bánh đúc hấp chín. Kiểm tra bánh đúc hấp chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên vào chính giữa bánh, nếu cây tăm khô ráo không có bột dính lên thì bánh đã chín rồi đấy.
Bước 4: Làm nước cốt dừa ăn kèm
- Bắc một nồi nhỏ lên bếp, cho 250ml nước cốt dừa vào nấu sôi rồi thêm 1 muỗng cafe đường, ½ muỗng muối, 1/2 muỗng cafe bột năng đã hòa tan trong nước, 1/2 muỗng cà phê bột gạo, ít nước lạnh.
- Khuấy lên cho đều và nấu cho sền sệt lại, nêm nếm vị ngọt, béo, mặn sao cho vừa miệng.
Bước 5: Làm nước đường ăn kèm
- Bắc nồi lên bếp, cho đường thốt nốt cắt nhỏ vào cùng 200ml nước, 2-3 lát gừng, nấu cho đường tan ra và khuấy cho nước đường hơi sền sệt.
Nước đường (Nguồn: Internet)
- Sau khi bánh nguội, lấy khỏi khuôn, cắt thành từng miếng nhỏ cho ra dĩa, chan nước cốt dừa và nước đường, rắc mè rang lên trên. Bánh ngon hơn khi ăn nóng.
Tìm hiểu thêm: Công thức làm món thịt đông thơm ngon cho bữa cơm gia đình
Thành phẩm (Nguồn: Internet)
Cách làm bánh đúc mặn
Nguyên liệu
- 250g bột gạo
- 40g bột năng
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 300ml nước cốt dừa
- 400ml nước lạnh
- 150g thịt xay nhuyễn
- 100g tôm khô
- 50g nấm mèo
- 200g củ sắn
- 1 củ hành tím
- 1 củ tỏi
- Đường, hạt nêm, nước mắm, chanh
- 1 trái ớt
Bánh đúc mặn thơm ngon (Nguồn: Internet)
Cách làm
Bước 1: Làm phần vỏ bánh
- Cho 250g bột gạo + 40g bột năng + 300ml nước cốt dừa + 400ml nước vào tô khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan, không bị vón cụt.
- Để bột nghỉ trong phòng mát khoảng 20-30 phút.
- Bắc nồi lên bếp, cho bột vào nồi đun ở lửa nhỏ, khuấy liên tục cho đến khi thấy bột vón cục thì tắt bếp. Tiếp tục khuấy cho đến khi thấy bột đặc mịn lại là được.
Bước 2: Hấp bánh
- Chuẩn bị khay để hấp bánh: trên khay bánh thoa đều một lớp dầu để chúng ta dễ dàng lấy bánh ra khi bánh chín.
- Sau đó, cho vào khay một lớp bột với độ dày vừa phải, dàn đều mặt bột cho láng phẳng.
- Cho khay vào nồi hấp khoảng 30 phút cho đến khi bánh chín.
- Lấy bánh ra để nguội rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Làm nhân bánh
- Tôm khô cho vào nước ấm ngâm khoảng 30 phút cho tôm mềm ra, sau đó rửa sạch, để ráo.
- Thịt xay nhuyễn bạn đem ướp theo khẩu vị, sau đó để thịt khoảng 15 phút cho ngấm.
- Hành tím và tỏi băm nhuyễn, nấm mèo thái sợi, củ sắn thái hạt lựu.
- Sau đó, bắc chảo lên bếp cùng với dầu ăn, đợi dầu nóng, cho tỏi và hành tím vào phi thơm, tiếp tục cho thịt vào xào đến khi gần chín thì đổ tôm khô, nấm mèo, củ sắn vào đảo đều tay, nêm nếm lại gia vị và tắt bếp.
Xào nhân bánh (Nguồn: Internet)
Bước 4: Làm nước mắm chấm bánh đúc
- Pha 1 muỗng canh nước + 1 muỗng cà phê dấm + 3 muỗng cà phê đường + 4 muỗng cà phê nước mắm khuấy đều trong chén.
- Tiếp theo cho ớt, tỏi băm nhuyễn và cà rốt xắt sợi vào khuấy đều. Nêm nếm lại nước chấm cho vừa ăn.
Pha nước chấm (Nguồn: Internet)
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
- Cắt bánh đúc ra thành miếng vừa ăn, sau đó cho một ít nhân bánh để lên trên.
- Múc ra đĩa, chang nước mắm lên và dùng ngay khi bánh còn nóng hổi.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh mì nướng muối ớt giòn cay ngon ngất ngây
Thành phẩm (Nguồn: Internet)
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong việc nấu ăn hàng ngày, giúp bạn có thể chiêu đãi người thân và bạn bè những món ăn ngon và lạ miệng.
Cách nấu cháo hến thơm ngon cho ngày se lạnh: Huế nổi tiếng với các món ăn đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn một món đặc sản mang đậm chất Huế đó chính là cháo hến.
Cách làm chân gà rút xương thành 3 món nhâm nhi siêu hấp dẫn: Cách làm chân gà rút xương có thật sự khó? Đâu là công thức đúng chuẩn vị của món ăn này? Dưới đây là những gợi ý cho các câu hỏi trên.