Cách tính bậc tam cấp rất được quan tâm trong phong thủy học của người phương Đông. Việc thiết kế bậc tam cấp hợp phong thủy, đảm bảo tính công năng tối ưu và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà rất quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, cùng Bloggioitre.edu.vn tìm hiểu cách tính bậc tam cấp cho ngôi nhà để thu hút may mắn, tài lộc đến cho gia chủ nhé.
Bạn đang đọc: Cách tính bậc tam cấp giúp gia tăng tài lộc cho gia chủ
Ý nghĩa của cách tính bậc tam cấp trong phong thủy
Tam cấp cũng có nghĩa là 3 cấp trong thuyết tam sinh gồm Thiên – Địa – Nhân trong phong thủy
Bậc tam cấp là phần trước của ngôi nhà, có chức năng kết nối giữa sân và ngôi nhà. Trong một số kiến trúc, bậc tam cấp cũng có thể hiểu là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang, bước đệm lên cầu thang, phần nối giữa phòng khách và phòng ăn v.v… Tên gọi tam cấp cũng có nghĩa là 3 cấp trong thuyết tam sinh gồm Thiên – Địa – Nhân, bởi vậy khi xây dựng nhà cần đủ 3 yếu tố này để đảm bảo hợp phong thủy.
Trên thực tế, với tên gọi bậc tam cấp nhưng không phải chỉ luôn có 3 bậc ở khu vực này. Nhiều công trình lớn sẽ có quy mô bậc tam cấp lớn hơn với số bậc chia hết cho 3. Đây cũng là cách gọi lớn từ thời xa xưa, khi ông cha ta thường sử dụng khu vực thềm trước nhà để làm tam cấp, tức 3 bậc thềm với chức năng làm lối đi lại từ ngoài sân đến trong nhà.
Cách tính bậc tam cấp đếm bậc thềm theo phong thủy
Tìm hiểu thêm: Giải mã bí ẩn trên bàn tay của người thành công
Cách tính bậc tam cấp sao cho đúng?
Nếu đếm bậc thềm theo con số phong thủy của gia chủ sẽ giúp bậc tam cấp đem lại nhiều năng lượng tích cực cho gia chủ. Những bậc tam cấp số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 thường được các chuyên gia phong thủy khuyên dùng vì đó là thói quan đi lại của người Việt. Theo đó, người Việt thường bước chân phải đầu tiên lên bậc và bước chân trái cuối cùng khi nhấc ra khỏi bậc, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào thói quen của từng người.
Ngoài ra, các bậc tam cấp số 5 cũng được sử dụng phổ biến. Nhiều gia chủ cũng xây tam cấp theo số bậc 5 với quan niệm số 5 đầy đủ cho ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Những công trình nhà ở thường có 1, 3, 5 bậc tam cấp, còn số bậc 7 hoặc 9 ít được dùng hơn, chỉ có trong công trình chùa chiền, đình đền… đem lại cho công trình tính tôn nghiêm, sự vững chãi. Những số lẻ trong bậc tam cấp đại diện cho số dương để phù hợp với thuyết âm dương, số dương tượng trưng cho số bậc dành cho người sống đi lại.
Cách tính bậc tam cấp theo sinh – lão – bệnh – tử
Tùy vào từng công trình lớn nhỏ khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau mà số bậc tam cấp được xây dựng và sử dụng cũng khác nhau. Theo các chuyên gia phong thủy, bạn nên thiết kế bậc tam cấp ở vị trí sinh trong quy luật sinh, lão, bệnh, tử và tránh vị trí tử. Vị trí sinh nên là sàn sân nhà, bậc tam cấp 1 là bệnh, bệnh 2 là lão, bậc 3 là tử và ở sàn nhà sẽ tiếp tục trở về là sinh.
Ở những tam cấp có 5 bậc cũng không nằm ngoài quy luật này, số bậc 5 được đại diện cho bậc sinh theo quan điểm Sinh – Lão – Bệnh – Tử mang lại cho gia chủ những điều may mắn, những yếu tố phong thủy tốt.
Một số lưu ý trong phong thủy bậc tam cấp
>>>>>Xem thêm: Xem tướng mắt nhận biết người đàn ông tốt
Khi đặt bậc tam cấp gia chủ nên lưu ý điều gì?
Bậc tam cấp là nơi đầu tiên được nhìn thấy khi bước chân vào nhà, mang lại ấn tượng tốt cho căn nhà. Vì thế khi xây dựng cần chú ý chọn màu sắc và chất liệu tốt cho bậc tam cấp.
Các chuyên gia khuyên dùng dòng đá ốp cho bậc tam cấp có độ cứng và bên cao, khả năng chịu lực lớn. Chiều cao của bậc tam cấp thường là tù 15-18 cm, tùy vào quy mô và chức năng mà có những nơi bậc tam cấp được xây dựng cao hơn hoặc thấp hơn, ví dụ ở bệnh viện thì bậc tam cấp chỉ khoảng 10-12cm. Chiều rộng của bậc tam cấp từ 20-30cm. Chiều dài thì phụ thuộc vào chiều dài của sàn công trình để ôm trọn được không gian.
Trên đây là những cách tính bậc tam cấp hợp phong thủy mà bạn có thể áp dụng. Chúc bạn sẽ có thiết kế bậc tam cấp phù hợp, đem lại những tài lộc, may mắn, thăng hoa trên con đường danh vọng và sự nghiệp.